SharkMe
SharkMe
Trang chủ
Nhận định
Video nhận định
Phân tích thị trường
Phân tích cổ phiếu
Chọn cổ phiếu
Lọc theo tiêu chí
Dòng tiền
Tín hiệu
Quản trị
Real time
Kết quả phương pháp
Phân tích chuyên sâu
Chọn phương pháp
Kết quả phương pháp
Phân tích chung
Lên kịch bản
Phong cách giao dịch
Danh mục
Danh mục Trading
Phân tích danh mục
Đào tạo
Đăng ký đào tạo
Trading thực chiến
Trading Blog
Thư viện chỉ báo
Review Broker
Đối tác
Quay lại
Phân tích thị trường
Previous
Next

NHTMCP ĐT và PT Việt Nam (BID): KQKD Q3 khiêm tốn và thấp hơn dự báo

Thời gian cập nhật: 13/12/2024

                                                                                                                                                                     Nguồn: HSC

KQKD Q3 khiêm tốn và thấp hơn dự báo

 

 

  • LNTT Q3 của BID đạt 6,5 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ nhưng giảm 20% so với quý trước, do tổng thu nhập hoạt động giảm 4% so với cùng kỳ trong khi chi phí dự phòng giảm 25% so với cùng kỳ. Tính chung 9 tháng đầu năm 2024, LNTT tăng 12% so với cùng kỳ đạt 22 nghìn tỷ đồng, bằng 67% dự báo cả năm và thấp hơn vừa phải so với dự báo 9 tháng của chúng tôi.
  • Tín dụng tăng trưởng 9,8% kể từ đầu năm với tỷ lệ NIM giảm so với cùng kỳ xuống 2,31%. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu tăng lên 1,71% và hệ số LLR giảm xuống 116%.
  • Sau khi giảm 4% trong 1 tháng qua, BID đang giao dịch với P/B trượt dự phóng 1 năm là 1,91 lần, nằm giữa VCB (2,64 lần) và CTG (1,33 lần). HSC duy trì khuyến nghị Tăng tỷ trọng, giá mục tiêu 52.800đ (tiềm năng tăng giá 11%) và dự báo cho đến khi hoàn thành đánh giá toàn diện hơn.

Sự kiện: Công bố KQKD Q3/2024 vào ngày 30/10/2024

BID đã công bố KQKD Q3/2024 vừa phải với LNTT đạt 6,5 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ nhưng giảm 20% so với quý trước, trong đó chi phí dự phòng giảm 25% so với cùng kỳ nhưng tổng thu nhập hoạt động giảm 4% so với cùng kỳ. Tính chung 9 tháng đầu năm 2024, LNTT đạt 22 nghìn tỷ đồng (tăng 12% so với cùng kỳ), bằng 67% dự báo cả năm và thấp hơn so với dự báo 9 tháng của chúng tôi.

Tín dụng Q3 tăng trưởng vững chắc

Tín dụng Q3/2024 tăng trưởng 9,8% kể từ đầu năm (tăng 3,9% so với quý trước) đạt 1.960 nghìn tỷ đồng. Cụ thể, tổng dư nợ cho vay tăng 9,9% kể từ đầu năm đạt 1.953 nghìn tỷ đồng, nhờ tất cả các phân khúc, trong khi TPDN vẫn đi ngang ở mức 7 nghìn tỷ đồng. Sự hồi phục này là nhờ môi trường lãi suất thuận lợi (sau khi chạm đáy vào tháng 3/2024) nhưng mặt bằng lãi suất này cũng sẽ gây sức ép lên tỷ lệ NIM của BID (Mời xem phân tích bên dưới).

Về mặt huy động, tiền gửi khách hàng, giữ vững đà tăng với tăng trưởng tín dụng, tăng 9,9% kể từ đầu năm (tăng 3,9% so với quý trước) đạt 1.873 nghìn tỷ đồng trong khi giấy tờ có giá giảm 11,7% kể từ đầu năm xuống 193 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn gần như đi ngang so với quý trước ở mức 18,7%.

Tỷ lệ NIM sụt giảm do hỗ trợ khách hàng

Tỷ lệ NIM Q3/2024 giảm 25 điểm cơ bản so với quý trước (giảm 35 điểm cơ bản so với cùng kỳ) xuống 2,31% do lợi suất gộp giảm 20 điểm cơ bản so với quý trước (giảm 170 điểm cơ bản so với cùng kỳ) xuống 5,66% trong khi chi phí huy động tăng 5 điểm cơ bản so với quý trước (giảm 151 điểm cơ bản so với cùng kỳ) lên 3,46%.

Tính chung 9 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ NIM giảm xuống 2,42% từ 2,49% trong Q2 và 2,72% trong Q3/2023. Tỷ lệ NIM sụt giảm phù hợp với xu hướng ngành, trong đó tỷ lệ NIM bình quân giảm 5 điểm cơ bản so với quý trước và giảm 10 điểm cơ bản so với cùng kỳ xuống 3,58%.

Tỷ lệ NIM sụt giảm ở hầu hết các NHTM trong kỳ, phản ánh các biện pháp hỗ trợ lãi suất mạnh mẽ của NHNN nhằm đẩy mạnh quá trình phục hồi của nhu cầu tín dụng trong khi chi phí huy động của các NHTM có xu hướng tăng lên từ đáy. HSC cho rằng thu nhập lãi của các NHTM sụt giảm là sự đánh đổi phù hợp để hỗ trợ nền kinh tế. Trong năm 2025, chúng tôi kỳ vọng tỷ lệ NIM sẽ hồi phục nhờ nhu cầu tín dụng khởi sắc.

Thu nhập lãi thuần Q3 của BID chỉ tăng 1% so với cùng kỳ lên 14 nghìn tỷ đồng, tính chung 9 tháng đầu năm 2024, thu nhập lãi thuần tăng 2% so với cùng kỳ lên 42,3 nghìn tỷ đồng, bằng 64% dự báo cả năm của chúng tôi.

Thu nhập ngoài lãi giảm mạnh

Thu nhập ngoài lãi Q3 giảm 20% so với cùng kỳ đạt 3.269 tỷ đồng, trong đó lãi thuần HĐ dịch vụ giảm 16% so với cùng kỳ xuống 1.475 tỷ đồng, lãi thuần HĐ kinh doanh ngoại hối giảm 56% so với cùng kỳ xuống 732 tỷ đồng và lỗ ở mảng mua bán trái phiếu.

Lãi thuần HĐ kinh doanh ngoại hối sụt giảm do đồng VND mất giá nhanh trong kỳ. Trên thực tế, tỷ giá USD/VND giảm từ khoảng 25.450 xuống 24.550 (giảm 3,6%), từ đó làm giảm nhu cầu giao dịch ngoại tệ. Trong Q4/2024, chúng tôi dự báo lãi thuần HĐ kinh doanh ngoại hối sẽ hồi phục nhờ tỷ giá USD/VND hồi phục nhanh.

Thu nhập khác, chủ yếu là thu nhập từ thu hồi nợ xấu sau khi bán tài sản đảm bảo, tăng gấp đôi so với cùng kỳ (tăng 46% so với quý trước) lên 1.505 tỷ đồng, chủ yếu nhờ giá BĐS ở một số khu vực hồi phục. Thu nhập khác 9 tháng đầu năm 2024 đạt 3.037 tỷ đồng (tăng 10% so với cùng kỳ), bằng 124% dự báo cả năm của chúng tôi. Do đó, chúng tôi dự báo khoản thu nhập này sẽ tăng trưởng cao trong Q4/2024 và trong năm 2025.

Chất lượng tài sản suy yếu nhẹ

Tỷ lệ nợ xấu tăng lên 1,71% từ 1,52% tại thời điểm cuối Q2/2024 và tỷ lệ nợ nhóm 2 cũng tăng lên 1,67% từ 1,59%. Hệ số LLR giảm xuống 116% từ 132% tại thời điểm cuối Q2/2024

Tỷ lệ nợ xấu tăng lên là một xu hướng khác trong ngành ngân hàng, bình quân tăng lên 2% trong quý từ 1,93% trong Q2/2024 và 2,01% trong Q3/2023. Tỷ lệ nợ xấu của BID giảm chậm hơn so với dự báo của chúng tôi (1,2% tại thời điểm cuối năm 2024).

Chi phí dự phòng giảm 25% so với cùng kỳ xuống 4,4 nghìn tỷ đồng trong Q3/2024. Tính chung 9 tháng đầu năm 2024, chi phí dự phòng giảm 9% so với cùng kỳ xuống 14,2 nghìn tỷ đồng, tương đương chi phí tín dụng 9 tháng đầu năm 2024 bằng 1,02% (giảm từ 1,25% trong năm 2023) và bằng 64% dự báo cả năm của chúng tôi.

Theo chúng tôi, chi phí tín dụng thấp trong 9 tháng đầu năm 2024 cùng với tỷ lệ nợ xấu tăng lên phản ánh chất lượng tài sản vừa phải, mặc dù BID đã trải qua quá trình tái cấu trúc kéo dài và chi phí tín dụng đã giảm xuống 1,25% trong năm 2023 từ bình quân 2% trong giai đoạn 2018-2021.

HSC duy trì khuyến nghị, giá mục tiêu và dự báo cho đến khi hoàn thành đánh giá toàn diện hơn

Nhìn chung, thu nhập lãi thuần thực hiện trong 9 tháng đầu năm 2024 & chất lượng tài sản không đạt dự báo của chúng tôi, từ đó ảnh hưởng tới diễn biến giá cổ phiếu. Sau khi giảm 4% trong 1 tháng qua, BID đang giao dịch với P/B trượt dự phóng 1 năm là 1,91 lần, thấp hơn 28% so với VCB (2,64 lần, Mua vào, giá mục tiêu 106.500đ) nhưng cao hơn 44% so với CTG (1,33 lần, Mua vào, giá mục tiêu 41.000đ) – 2 ngân hàng tương đồng nhất đối với BID (theo chúng tôi).

HSC duy trì khuyến nghị Tăng tỷ trọng, giá mục tiêu 52.800đ và dự báo cho đến khi hoàn thành đánh giá toàn diện hơn.

 

Trang chủ
Nhận định
Chọn cổ phiếu
Danh mục
Menu